top of page
  • Ảnh của tác giảLưu Thái Ngọc

Vi khuẩn gây mụn P.ACNES Thủ phạm khiến mụn viêm mủ nặng



Chắc hẳn trong đời ai cũng từng ít nhất vài lần bồn chồn lo lắng,thậm chí “mất ăn mất ngủ” vì mụn. Các bạn chắc chắn sẽ tự hỏi rằng “tại sao lại có mụn ? “ và “nguyên nhân gây ra mụn là gì ?” Theo nhiều nghiên cứu thì nguyên nhân gây mụn liên quan đến hai yếu tố chính: + Nội tiết tố (hormone) + Vi khuẩn sống ở nang lông (P.Acnes) Nguyên nhân bên trong là nguyên nhân chính gây ra mụn vì vậy ta sẽ cùng tìm hiểu về nó mà cụ thể là vi khuẩn P.Acnes.



Vi khuẩn P.Acnes là gì ?

-Vi khuẩn P.Acnes là thủ phạm chính gây ra các loại mụn trên da . Chúng tồn tại sâu bên trong lỗ chân lông, nơi mà dầu thừa và bã nhờn hoạt động mạnh.

-Vi khuẩn Propionibactecrium Acnes (gọi tắt là vi khuẩn P.Acnes) là loài vi khuẩn kỵ khí gram dương. Chúng không bám trên bề mặt da như mọi người thường nghĩ mà nằm sâu bên dưới lỗ chân lông, trong các nang lông. Chúng tồn tại ở môi trường có lượng oxy trong da thấp và lấy dầu thừa, bã nhờn làm năng lượng chính để phát triển.

-Một số chủng p.acnes thực sự có lợi ,như việc sản xuất các tác nhân miễn dịch nhằm phát hiện và tiêu diệt virut đang cố xâm nhập vào da .Có ít nhất 70 dòng P.Asnec, một số bảo vệ da khỏi mụn và một số khác gây ra mụn.

Vậy vi khuẩn này gây ra mụn bằng cách nào:

-Khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn ,các vi khuẩn xấu sẽ phát triển nhanh chóng mức bã nhờn quá tải vi khuẩn sử dụng bã nhờn như nguồn năng lượng chính P.Acnes lên men bã nhờn bằng enzyme Chúng ngăn chặn các lỗ chân lông và hình thành mụn (mụn bọc, mụn viêm sưng, mụn mủ,….)



Cách điều trị vi khuẩn P.Acnes

-Dùng gel trị mụn Acne Goldstars: Nano vàng với kích thước nano siêu nhỏ, diện tích tiếp xúc bề mặt lớn dễ dàng tiếp xúc và phá vỡ cấu trúc của các vi khuẩn gây mụn trên da, đặc biệt là vi khuẩn P.Acnes, vi khuẩn Staphylococcus PP. Tăng khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và tốc độ điều trị mụn hiệu quả gấp nhiều lần so với các sản phẩm khác trên thị trường.

-Công nghệ Blue light: trong số các phương pháp khoa học công nghệ cao để điều trị mụn ,các thiết bị Blue light là dễ dàng nhất.Vi khuẩn này rất nhạy cảm với bước sóng ánh sáng xanh và khi tiếp xúc,chúng biến đổi và các vi khuẩn tự hủy diệt

-Các liêu pháp chăm sóc da tự nhiên: trà xanh, lô hội ,dầu tràm trà và sữa ong chúa .Tất cả chúng điều chứa một lượng lớn peptide và chất chống oxy hóa diệt khuẩn .



Cách tiêu diệt vi khuẩn P.ances

Vi khuẩn được điều trị một cách tự nhiên bằng thuốc kháng sinh. Nhưng sử dụng thuốc kháng sinh cần có sự hướng dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ, nếu kháng sinh không đủ mạnh, vi khuẩn sẽ kháng thuốc khiến bệnh trở nên mạnh hơn.

  • Đối với những bạn đã ngưng thuốc của bác sĩ mà bị mụn nặng hơn thì có thể là do vi khuẩn P.acnes trên da của bạn đã kháng thuốc kháng sinh rồi. Thậm chí có những bạn uống thuốc quá nhiều nhưng đi khám bệnh hiệu quả không cao cũng khiến các vi khuẩn này kháng thuốc.

  • Điều trị bằng retinoids có thể làm giảm sản xuất bã nhờn trên da. Điều này đúng với cả retinoid uống (ví dụ Isotretinoin / Accutane) và retinoid bôi ngoài da (ví dụ: Tretinoin / Retin-A, Adapalene / Differin). Phương pháp điều trị nội tiết tố như thuốc chẹn androgen (ví dụ: Spironolactone, Cyproterone) và thuốc tránh thai có thể làm giảm sản xuất bã nhờn.

  • Còn thuốc kháng sinh thì tôi không dám nói thêm, vì tôi không phải là bác sĩ.

  • Sử dụng tia laser để xuyên qua da và tiêu diệt vi khuẩn. Hoặc sử dụng đèn sinh học.

  • Các hoạt chất trị mụn trong mỹ phẩm cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn P.acnes:

  • Benzoyl peroxide (BPO): Tác dụng của BPO là giảm dân số acnes, giảm thủy phân triglycerid, giảm mụn trứng cá nhẹ.

  • Azelaic Acid là một loại acid dicarboxylic, vừa có tác dụng kháng khuẩn, vừa có tác dụng tiêu diệt mụn, ngoài ra còn ức chế enzym tyrosinase nên làm giảm sắc tố sau viêm. Ở Việt Nam, thành phần này bị cấm trong pha chế mỹ phẩm, trong dược phẩm thì okie. Hôm trước có người bạn gửi cho mình một loại mỹ phẩm của Việt Nam có thành phần này, mình thấy hơi nhầm.

  • Natri sulfacetamide 10% / lưu huỳnh 5% có tác dụng tốt như một loại thuốc kháng sinh tại chỗ do tác dụng lên sự phát triển của vi khuẩn P.acnes.

  • Lưu huỳnh: Tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm, tiêu sừng, giảm dầu.

  • Lactobacillus là loại men có lợi trong sữa chua. Quá trình lên men Lactobacillus Ferment chuyển hỗn hợp thành phân tử lượng thấp, tăng ức chế vi khuẩn P.acnes và sự hấp thụ của da đồng thời làm giảm độc tính và cải thiện các đặc tính vật lý của da. Nó giúp da chống lại sự xâm nhập của các sinh vật có hại, nó có thể tạo ra axit lactic, tạo ra môi trường không có lợi cho vi khuẩn có hại. Nó cũng thúc đẩy sản xuất các thành phần có lợi khác như axit amin và peptit có lợi. Peptide là một chuỗi axit amin dài, khi thủy phân sẽ tạo ra axit amin, đây là loại axit thiết yếu giúp hỗ trợ trong việc chăm sóc và làm đẹp da.


Cách ngăn ngừa vi khuẩn P.Acnes

1.Vệ sinh da sạch sẽ là tiêu chí đầu tiên:

Việc bạn cần làm là luôn giữ cho da sạch sẽ. Loại bỏ các bã nhờn, dư thừa trên da và đưa oxy vào nang lông. Đặc biệt chú ý đến quy trình làm sạch da, để da thông thoáng, vi khuẩn P.Acnes không còn cơ hội sống sót

Đây là 3 bước cơ bản không thể thiếu trong quy trình làm sạch :

B1: Tẩy trang.

B2: Làm sạch lần nữa với sữa rửa mặt.

B3:Tẩy da chết định kỳ.

2.Tăng mức Vitamin A

Vitamin A kiểm soát lượng bã nhờn của tuyến bã nhờn, nhờ đó có thể làm cho da ít dầu hơn . Lỗ chân lông có ít bã nhờn hơn và bị tắt ít hơn, do đó p.acnes mất đi điều kiện cần thiết để phát triển Lượng P.acnes giảm đi đáng kể .

Hi vọng qua nội dung trên bạn đã biết về vi khuẩn P. Acnes và cách ngăn ngừa



16 lượt xem
bottom of page